Bác sĩ gây mê hồi sức – Người hùng thầm lặng trong mỗi cuộc phẫu thuật

16/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Có một thực tế, hầu hết các bệnh nhân đều nhớ mặt, tên bác sĩ mổ, thậm chí có người còn cả đời mang ơn bác sĩ mổ cho mình. Thế nhưng ít người biết được khâu gây mê quyết định rất lớn đến thành công của một ca phẫu thuật. Họ chịu trách nhiệm đầu tiên về an toàn và khả năng sống của người bệnh. Thế nên, người trong nghề thường nói: “Bác sĩ gây mê là người thức canh cho bệnh nhân ngủ”.

Nghề “đi trước về sau”

Mọi người thường gọi công việc gây mê hồi sức là nghề “đi trước về sau”. Bởi trong mỗi cuộc phẫu thuật, ê-kíp gây mê luôn phải vào phòng mổ trước để làm các công việc chuẩn bị như: đánh giá tình trạng bệnh nhân có đủ sức khỏe mổ hay không, chuẩn bị phòng mổ và các bước tiền mê, khởi mê cho bệnh nhân. Sau khi gây mê xong, bệnh nhân đi vào giấc ngủ, lúc đó mới đến công việc của các bác sĩ phẫu thuật.

Gần 50 năm trong nghề, bác sĩ gây mê Nguyễn Văn Nghĩa chia sẻ, ngay cả khi kỹ thuật viên phẫu thuật cho bệnh nhân, ê-kíp gây mê hồi sức cũng luôn phải theo dõi sát để điều chỉnh liều lượng thuốc mê cho phù hợp; theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp của bệnh nhân.

Bác sĩ gây mê là người có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc phẫu thuật

“Sau một cuộc phẫu thuật, các phẫu thuật viên có thể ra khỏi phòng mổ, còn ê-kíp gây mê hồi sức vẫn miệt mài làm việc, giúp bệnh nhân thoát mê, thở tự nhiên không phụ thuộc vào máy thở và chờ đến lúc bệnh nhân tỉnh mới yên tâm” – bác sĩ Nghĩa bộc bạch.

Đối với bệnh nhân nhi, các bác sĩ gây mê hồi sức cũng đối diện với nhiều áp lực  không kém. Đặc biệt là khi gây mê hồi sức cho trẻ sơ sinh. Bởi cấu trúc cơ thể trẻ sơ sinh chưa phát triển bình thường như người lớn. Nên trước lúc phẫu thuật cần phải khám rất cẩn thận. Bởi đối với trẻ sơ sinh trong quá trình gây mê rất dễ xảy ra co thắt thanh quản và nguy cơ tử vong rất cao. Có những ca mổ phải mất vài giờ để chờ bệnh nhi tỉnh lại, huyết áp ổn định. 

Bác sĩ gây mê hồi sức – Người hùng thầm lặng trong mỗi cuộc phẫu thuật

Khi được hỏi “Có buồn không khi bệnh nhân ít khi biết tới vai trò của bác sĩ gây mê?” thì bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa vui vẻ trả lời: ”Chỉ cần ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân hồi phục là niềm vui đối với tôi rồi”.

Bên cạnh chuyên môn giỏi thì bác sĩ gây mê cũng cần có kỹ năng giao tiếp. Để chấn an bệnh nhân và thực hiện gây mê thuận lợi thì bác sĩ gây mê cần hiểu rất rõ về bệnh nhân của mình. Vì trong phòng mổ lạnh lẽo, chỉ có trái tim người bác sĩ ấm nóng có thể tiếp thêm sức mạnh và năng lượng để bệnh nhân mạnh mẽ vượt qua bệnh tật hiểm nghèo. 

Bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa (ngoài cùng bên phải) là một trong những chuyên gia gây mê hồi sức hàng đầu với gần 50 năm kinh nghiệm

Bác sĩ Nghĩa chia sẻ thêm: “Gây mê không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ là chỉ cần cho bệnh nhân uống thuốc mê hay chích một liều thuốc mê là xong mà bác sĩ cần phải có kinh nghiệm trong các chuyên khoa, nắm được tùy từng bệnh lý hay tính trạng bệnh mà sử dụng thuốc, liều lượng thuốc cụ thể để phù hợp và an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật và thoát mê.”

Với niềm đam mê và tâm huyết với nghề, nên dù đã gần 50 năm trong ngành nhưng Bác sĩ Nghĩa vẫn luôn giữ hình ảnh một bác sĩ gây mê tràn đầy năng lượng, tràn trề nhiệt huyết và đầy trách nhiệm với nghề. Nụ cười bác nở trên môi khi những ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân sau phẫu thuật phục hồi ổn định. Bác sĩ Nghĩa dù rất bận với công việc nhưng vẫn luôn hào hứng chia sẻ kinh nghiệm cho những đồng nghiệp, những thế hệ đi sau. Chính vì vậy, không chỉ được bệnh nhân tin yêu mà bác sĩ Nghĩa còn luôn được đồng nghiệp yêu quý và kính trọng.

Anh Trần T.H – bệnh nhân đã phẫu thuật thành công chia sẻ: “Tôi xin cảm ơn đội ngũ y bác sĩ đã phẫu thuật cho tôi thành công. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn tới bác sĩ gây mê đã luôn động viên và hỏi han tôi trước khi tiến hành ca mổ, giúp tôi yên tâm, bớt lo lắng và sợ hãi” 

Mặc dù là những “người hùng thầm lặng” đứng sau thành công của mỗi cuộc phẫu thuật. Nhưng tin rằng sự bình phục sau phẫu thuật cùng những tình cảm của bệnh nhân chính là những “tấm bằng khen” vô giá dành cho những người bác sĩ gây mê.

Bài viết liên quan

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Bệnh viện Quốc tế DoLife xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương như sau: – Thời gian nghỉ: 18/4 (Thứ 5) – Thời gian làm việc lại: 19/4 (Thứ 6) – Trực cấp cứu và thai sản: 24/24 Vui lòng liên hệ hotline để được hỗ […]

HỘI THẢO THAI SẢN “SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ?” THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP VỚI HƠN 200 MẸ BẦU THAM DỰ

HỘI THẢO THAI SẢN “SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ?” THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP VỚI HƠN 200 MẸ BẦU THAM DỰ

Hội thảo “SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ?” sáng ngày 13/4/2024 bùng nổ với những con số ấn tượng: – Hơn 200 mẹ bầu tham dự – Hơn 200 phần quà check-in, minigame, bốc thăm trúng thưởng đã được trao cho những mẹ bầu may mắn nhất – Hơn 60 gói thai sản #ưu_đãi 40% đã […]

Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu và các giai đoạn của suy tim

Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu và các giai đoạn của suy tim

Suy tim là bệnh lý tim mạch phổ biến, gây nguy cơ tử vong cao. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ cùng nâng cao chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu ngay dấu hiệu nhận biết và các giai đoạn của bệnh suy tim để […]